Với những biểu hiện tương tự nhau như ngứa, bong tróc da, đỏ da thì không ít người bị nhầm lẫn vảy nến da đầu và nấm da đầu. Do đó, người bệnh đã bỏ qua việc thăm khám và điều trị khiến bệnh tình trạng nên nặng hơn. Vậy làm thế nào để phân biệt vảy nến và nấm da dầu? Hãy cùng Sao Thái Dương tìm điểm khác biệt qua bài viết dưới đây.
Phân biệt vảy nến và nấm da đầu
Vảy nến da đầu và nấm da đầu là hai bệnh lý da liễu thường gặp ở da đầu. Cả hai bệnh lý này đều gây ra các triệu chứng tương tự như ngứa, bong tróc da, đỏ da, khiến nhiều người bệnh bị nhầm lẫn. Tuy nhiên, vẫn có một số điểm khác biệt giúp phân biệt hai bệnh lý này như sau:
Đặc điểm | Vảy nến | Nấm da đầu |
Độ tuổi mắc bệnh phổ biến | Người lớn từ 20-30 tuổi và từ 50-70 tuổi. | Trẻ em và người lớn tuổi |
Nguyên nhân gây bệnh | Nguyên nhân gây bệnh vảy nến vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhưng có thể liên quan đến yếu tố di truyền, rối loạn hệ miễn dịch, căng thẳng,… | Là một bệnh lý da đầu thường gặp do nấm sợi thuộc loài Trichophyton và Microsporum gây ra. |
Triệu chứng bệnh |
| Nấm da đầu phát triển qua 3 giai đoạn:
|
Hậu quả/ảnh hưởng |
| Nấm da đầu có nguy hiểm không? Bệnh không gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng có thể gây ra cảm giác:
|
Khả năng lây lan | Bệnh vảy nến không có khả năng lây lan, chỉ có tính di truyền | Nấm da đầu rất dễ lây lan từ người này qua người người nếu tiếp xúc trực với người mắc bệnh hoặc dùng chung đồ dùng cá nhân như lược khăn, mũ, nón. |
=> Đánh giá chung: Bệnh vảy nến da đầu và nấm da đầu đều có triệu chứng giống nhau: gây ngứa đầu, tóc rụng, da đầu bị tổn thương gây cảm giác khó chịu cho người bệnh tuy nhiên vảy nến không lây lan còn nấm da đầu thì rất dễ lây lan khi tiếp súc và dùng chung các đồ dùng sinh hoạt như lược, mũ,… và bệnh vảy nến thường không bị ở trẻ em

Cách chữa vảy nến và nấm da đầu
Vảy nến da đầu và nấm da đầu là hai bệnh da liễu phổ biến, không gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Có nhiều phương pháp giúp kiểm soát và hạn chế được bệnh. Dưới đây là cách chữa vảy nến và nấm da đầu hiệu quả:
Cách giảm chữa vảy nến
Bệnh vảy nến là một bệnh mãn tính (kéo dài) không lây nhiễm, có thể gặp ở mọi đối tượng, thường xuất hiện ở người trưởng thành. Bệnh dễ tái phát nhiều lần, vì vậy bạn cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng.

Phương pháp
Hiện nay chưa có phương pháp nào chữa khỏi hoàn toàn bệnh vảy nến. Tuy nhiên, có nhiều phương pháp giúp kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa bùng phát. Một số phương pháp chữa vảy nến phổ biến:
- Thuốc bôi: Là phương pháp chữa vảy nến phổ biến nhất. Các loại thuốc bôi như kem, thuốc mỡ, dưỡng chất tương tự vitamin D hoặc corticosteroid có thể giúp giảm ngứa, bong tróc và viêm.
- Điều trị ánh sáng: Sử dụng ánh sáng tia cực tím để điều trị trường hợp bệnh nghiêm trọng.
- Thuốc uống: Có thể được sử dụng trong trường hợp bệnh vảy nến nặng hoặc không đáp ứng với thuốc bôi.
- Chế độ ăn uống và lối sống: Có thể giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh vảy nến.
Xem thêm: Bị nấm da đầu có nhuộm tóc được không? 9 lời khuyên hữu ích

Lưu ý trong thời gian chữa bệnh
Vảy nến là bệnh mãn tính, có thể bùng phát nhiều lần. Để kiểm soát bệnh hiệu quả thì người mắc cần lưu ý một số điều sau trong suốt quá trình trị liệu:
- Điều quan trọng là phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về liều lượng và cách sử dụng thuốc. Việc sử dụng thuốc không đúng cách có thể làm giảm hiệu quả chữa bệnh hoặc gây ra các tác dụng phụ.
- Nếu bạn đang sử dụng thuốc bôi, hãy mang theo thuốc bên mình để có thể dùng khi cần thiết.
- Chăm sóc da đúng cách có thể giúp kiểm soát các triệu chứng của vảy nến. Bạn nên giữ cho da sạch sẽ và dưỡng ẩm cho da.
- Một số yếu tố như căng thẳng, nhiễm trùng, thời tiết khô và lạnh, hoặc một số loại thuốc có thể khiến bệnh vảy nến bùng phát. Bạn nên tránh các yếu tố này nếu có thể.
Gội đầu để giữ da đầu sạch sẽ giúp kiểm soát vảy nến da đầu (Nguồn: Internet)
Điều trị nấm da đầu
Nấm da đầu thường gây ngứa, bong tróc da đầu, rụng tóc. Nếu không được chữa kịp thời, bệnh có thể bị viêm nhiễm nặng, khiến vùng da đầu bị chảy mủ, để lại sẹo vĩnh viễn. Vì vậy, bạn cần có cách trị nấm ngứa da đầu phù hợp :
Phương pháp
Nấm da đầu có thể chữa khỏi hoàn toàn bằng nhiều cách. Tuy nhiên, lựa chọn cách này còn phụ thuộc vào tình trạng của bệnh. Thông thường, người bị nấm da đầu sẽ sử dụng thuốc, dầu gội đầu có thành phần kháng nấm hay mẹo dân gian.
- Thuốc bôi: Loại thuốc này được bôi trực tiếp lên vùng da bị nấm, giúp giảm tình trạng ngứa và tiêu diệt vi khuẩn nấm gây bệnh. Một số thuốc dạng bôi thường dùng là: Clotrimazol. Naftifine hoặc Miconazol,…

- Thuốc uống: Đây là cách chữa nấm triệt để từ bên trong với hai loại thuốc phổ biến là Terbinafine và Griseofulvin. Tuy nhiên, thuốc uống có thể gây buồn nôn, chóng mặt, đau đầu…
- Thuốc Đông Y: Y học cổ truyền có nhiều bài thuốc chữa nấm da đầu hiệu quả. Các bài thuốc này thường sử dụng các vị thuốc có tác dụng kháng nấm, chống viêm, giảm ngứa. Tuy nhiên, cách này thường có hiệu quả chậm hơn so với thuốc Tây.
- Dầu gội có thành phần kháng nấm: Đây là một trong những cách phổ biến và hiệu quả nhất. Dầu gội thường có các các thành phần chống nấm như ketoconazole, selenium sulfide, ciclopirox olamine hoặc dược liệu cổ truyền. Các thành phần này sẽ giúp tiêu diệt nấm da đầu và giảm các triệu chứng của bệnh.
- Mẹo dân gian: Sử dụng các nguyên liệu tự nhiên có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm để cải thiện tình trạng nấm da đầu. Một số nguyên liệu thường được dùng là chanh, nha đam, muối, dầu dừa, dầu oliu, bồ kết, hương nhu.

Lưu ý trong thời gian chữa bệnh
Nấm da đầu dễ lây lan cho người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với người bệnh. Vì vậy, để tránh lây nhiễm cho người thân, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Bị nấm da đầu có nên gội đầu thường xuyên? Người bị nấm da đầu nên gội đầu thường xuyên, ít nhất 2-3 lần/tuần bằng dầu gội có thành phần kháng nấm. Điều này sẽ giúp loại bỏ nấm và các vảy da đầu.
- Không gãi da đầu quá mạnh có thể làm tổn thương da và khiến bệnh bùng phát.
- Giữ da đầu sạch sẽ và khô ráo để ngăn ngừa nấm phát triển.
- Bạn không dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác để tránh lây lan bệnh.
- Hạn chế nhuộm tóc, uốn tóc khi bị nấm da đầu vì hóa chất có thể khiến bệnh trở nặng hơn.
- Sử dụng lược răng thưa để chải tóc, tránh kéo căng da đầu.

Dầu gội dược liệu Thái Dương 7 – Ngăn ngừa tình trạng vảy nến da đầu và nấm da đầu
Khi bị vảy nến da đầu hay nấm da đầu, việc lựa chọn dầu gội phù hợp là rất quan trọng để cải thiện tình trạng bệnh. Dầu gội thảo dược là lựa chọn lý tưởng cho những người bị vảy nến da đầu, nấm da đầu. Dầu gội có thành phần tự nhiên, lành tính, dịu nhẹ, không gây kích ứng da đầu.

Dầu gội dược liệu Thái Dương 7 là sản phẩm được sản xuất bởi Công ty Dược phẩm Sao Thái Dương – đơn vị đã có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dược mỹ phẩm. Sản phẩm là sự kết hợp của các dược liệu cổ truyền như bồ kết, hương nhu,… có tác dụng làm sạch da đầu, giảm gàu, ngăn ngừa vảy nến da đầu và nấm da đầu hiệu quả.
Sản phẩm được bổ sung thêm chiết xuất hoa cúc có mái tóc sạch gàu, hết ngứa mà vẫn mềm mại, suôn mượt, óng ả. Các thành phần như tang bạch bì, núc nác, xuyên tâm liên giúp nuôi dưỡng da đầu, giảm rụng tóc, đồng thời giúp tóc mọc nhanh và dài hơn.
Với những ưu điểm vượt trội, dầu gội dược liệu Thái Dương 7 là giải pháp hiệu quả giúp bạn tạm biệt gàu, vảy nến, nấm da đầu, lấy lại mái tóc bồng bềnh, chắc khỏe.
Giá bán của sản phẩm:
Dầu gội dược liệu Thái Dương 7 hiện đang được bán rộng rãi tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Hoặc bạn có thể đặt mua sản phẩm trực tuyến qua các sàn thương mại điện tử như Shopee, Tiki, Lazada.
Trên đây là những chia sẻ của Sao Thái Dương về bệnh vảy nến da đầu và nấm da đầu. Hy vọng qua bài viết các bạn đã biết cách phân biệt hai bệnh này, từ đó có phương pháp trị liệu phù hợp, nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh.