Vết loét trong miệng là dấu hiệu của bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tránh chạm tay vào vết loét  (Nguồn: Internet) 
5/5 - (1 bình chọn)

Vết loét trong miệng là một vấn đề sức khỏe ai cũng có thể gặp phải. Nó thường gây ra đau rát, khó chịu trong ăn uống và nói chuyện, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người mắc. Các vết loét này có thể do nhiều nguyên nhân như căng thẳng, nhiễm trùng hoặc là triệu chứng của bệnh lý nào đó. Vậy vết loét trong miệng là dấu hiệu của bệnh gì? Hãy cùng Sao Thái Dương tìm hiểu về các bệnh lý này, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị qua bài viết dưới đây nhé! 

Vết loét trong miệng là dấu hiệu của bệnh gì?

Vết loét trong miệng là tình trạng răng miệng thường gặp. Nó có thể xuất hiện bất kỳ vị trí nào trong khoang miệng, bao gồm cả lưỡi, nướu, má trong, vòm miệng và môi. Vết loét có kích thước từ vài mm đến vài cm, có thể mọc đơn lẻ hoặc từng cụm. Đây cũng là dấu hiệu của một số bệnh lý khác, chẳng hạn như: 

  • Nhiệt miệng.
  • Ung thư khoang miệng.
  • Mụn rộp miệng. 
  • Thiếu sắt. 
  • Bệnh Crohn. 
  • Bệnh Lupus ban đỏ. 
  • Tiểu đường. 
  • Viêm khớp dạng thấp. 

Một trong những bệnh lý đặc trưng bởi các vết loét trong miệng là viêm loét miệng. Đây là một tình trạng viêm nhiễm niêm mạc miệng, gây ra vi khuẩn và virus. Các vết loét này thường gây đau đớn, khó chịu, khiến người bệnh gặp khó khăn khi ăn uống và nói chuyện. Viêm loét miệng có tỷ lệ mắc ở nữ giới cao hơn nam giới. Có ổ loét tự khỏi trong khoảng 1-2 tuần mà không cần điều trị. Tuy nhiên, bệnh có thể tái phát nhiều lần trong năm.  

Vết loét trong miệng là dấu hiệu của bệnh viêm loét miệng (Nguồn: Internet) 
Vết loét trong miệng là dấu hiệu của bệnh viêm loét miệng (Nguồn: Internet)

Nguyên nhân xuất hiện vết loét trong miệng 

Viêm loét miệng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em và người lớn tuổi. Hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân rõ ràng gây bệnh. Tuy vậy, vẫn có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:

  • Nhiễm trùng: Vi khuẩn, virus hoặc nấm có thể xâm nhập vào khoang miệng và gây viêm loét.
  • Chấn thương: Các tổn thương nhỏ trong miệng do sử dụng bàn chải đánh răng quá cứng, chải răng quá mạnh, vô ý cắn phải lưỡi, má hoặc do thủ thuật nha khoa cũng có thể gây ra các vết loét.
  • Chế độ ăn uống: Một số thực phẩm, đồ uống có tính axit, cay nóng như chanh, cam, dưa chua, ớt, tiêu có thể gây lở miệng.
  • Yếu tố di truyền là tăng nguy cơ mắc viêm loét miệng.
  • Một số bệnh lý như viêm loét dạ dày, bệnh Crohn, suy giảm hệ miễn dịch, thiếu máu, ung thư có thể làm xuất hiện loét miệng.
  • Thiếu vitamin C, vitamin B, sắt cũng là nguyên nhân xuất hiện vết loét trong miệng.
  • Thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ mang thai, tiền mãn kinh hay trong thời kỳ kinh nguyệt.

Có thể bạn quan tâm đến nguyên nhân bị lở miệng ở môi

Nhiễm trùng do vi khuẩn và virus xâm nhập có thể gây viêm loét miệng(Nguồn: Internet) 
Nhiễm trùng do vi khuẩn và virus xâm nhập có thể gây viêm loét miệng (Nguồn: Internet)

Triệu chứng của bệnh viêm loét miệng

Viêm loét miệng thường gây đau rát, khó chịu khi ăn uống, nói chuyện. Một số người có thể cảm giác đau, nóng rát nhẹ 1-2 ngày trước khi xuất hiện vết loét. Có 3 dạng vết loét trong miệng thường gặp, bao gồm: 

  • Vết loét nhỏ: Là dạng thường gặp nhất, chiếm khoảng 85% các trường hợp. Vết loét có kích thước dưới 1cm, thường tự khỏi trong khoảng 1 tuần mà không để lại sẹo.
  • Vết loét lớn: Kích thước lớn hơn vết loét nhỏ, thường gây đau nhiều, liên tục khi ăn, nuốt nước bọt. Chúng thường mất đến 6 tuần để khỏi hoàn toàn và có thể để lại sẹo.
  • Vết lở loét: Không thường gặp, có hình dạng giống như mụn rộp, nhưng không do virus Herpes gây ra. Ban đầu, các vết lở loét nhỏ li ti xuất hiện thành cụm, từ 10 đến 100 vết. Sau đó, các vết lở loét này có thể tập hợp lại thành một vết lở loét lớn, do đó có bờ viền không đều. Chúng có thể điều trị khỏi trong khoảng 1 – 2 tuần mà không để lại sẹo.
Viêm loét miệng gây ra các vết loét nhỏ hoặc lớn (Nguồn: Internet) 
Viêm loét miệng gây ra các vết loét nhỏ hoặc lớn (Nguồn: Internet)

Biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm loét miệng

Tùy theo kích thước của vết loét mà viêm loét miệng sẽ khỏi sau 1-2 tuần. Tuy nhiên, nếu thường xuyên bị nhiệt miệng hoặc vết loét trong miệng kéo dài, lâu lành, bạn nên cẩn thận. Đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn cần được chẩn đoán và điều trị chuyên sâu.

  • Mắc Pemphigus – một tình trạng rối loạn da hiếm gặp. 
  • Bệnh celiac, bệnh viêm ruột, viêm loét đại – trực tràng là những bệnh lý tiêu hóa có thể gây loét miệng. 
  • Bệnh Behcet là một bệnh lý toàn thân gây ra các vết loét ở da, niêm mạc, khớp, mạch máu và hệ thần kinh.
  • Bệnh lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp. 
  • Một số loại ung thư, chẳng hạn như ung thư hầu họng, ung thư vòm họng, bệnh bạch cầu… có dấu hiệu ban đầu là các vết loét không đau. 
Bệnh celiac, biến chứng của viêm loét miệng (Nguồn: Internet) 
Bệnh celiac, biến chứng của viêm loét miệng (Nguồn: Internet)

Cách điều trị viêm loét miệng hiệu quả

Viêm loét miệng gây ra đau đớn cho người mắc, nhất là khi ăn cơm. Việc này làm họ cảm thấy không ngon miệng, bỏ ăn, ảnh hưởng đến quá trình bổ sung dinh dưỡng. Khi cơ thể không cung cấp đủ năng lượng, người bệnh lại càng mệt mỏi, vết loét lâu lành hơn. Để viêm loét miệng nhanh khỏi, bạn có thể áp dụng các cách sau: 

Dùng thuốc bôi

Bạn có thể sử dụng các loại thuốc bôi tại chỗ (dung dịch, gel, kem) có tác dụng làm dịu, giảm đau tại chỗ, giúp vết loét mau lành hơn. Các thuốc này có thành phần là: Acetaminophen, corticosteroids, ibuprofen,… Nên bôi thuốc thường xuyên trong ngày và sử dụng sau ăn để thuốc phát huy tối đa công dụng. 

Tìm hiểu về:

Sử dụng thuốc bôi điều trị viêm loét miệng (Nguồn: Internet) 
Sử dụng thuốc bôi điều trị viêm loét miệng (Nguồn: Internet)

Dùng thuốc uống

Thuốc uống là một trong những biện pháp điều trị viêm loét miệng hiệu quả. Thuốc có tác dụng giảm đau và khó chịu do vết loét trong miệng gây ra, giúp người bệnh ăn uống và sinh hoạt dễ dàng hơn. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây viêm loét miệng, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc uống phù hợp. Các loại thuốc uống thường chứa thành phần kháng sinh, kháng virus herpes.

Thuốc uống kháng sinh (Nguồn: Internet) 
Thuốc uống kháng sinh (Nguồn: Internet)

Tăng cường sức đề kháng

Khi biệt loét miệng, bạn cần bổ sung các loại vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể như vitamin C, vitamin B, sắt, kẽm… Chúng có tác dụng nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, từ đó làm lành những tổn thương do bệnh gây một cách nhanh chóng. Một số thực phẩm bạn nên bổ sung trong thời gian bị bệnh là nước ép cà rốt, nước cam, mật ong, cần tây, sữa, trứng, hạt điều…

Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bằng bổ sung đầy đủ dinh dưỡng (Nguồn: Internet) 
Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bằng bổ sung đầy đủ dinh dưỡng (Nguồn: Internet)

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Vệ sinh răng miệng sẽ giúp loại bỏ mảng bám và vi khuẩn tích tụ trên răng, nướu và lưỡi. Từ đó ngăn ngừa nhiễm trùng, nguyên nhân hàng đầu gây loét miệng. Dưới đây là một số mẹo chăm sóc răng miệng mà bạn nên áp dụng: 

  • Đánh răng 2 lần một ngày bằng bàn chải lông mềm và mảnh. 
  • Sử dụng kem đánh răng chứa flour, thảo dược tự nhiên an toàn cho nướu. 
  • Súc miệng bằng nước muối ấm sau khi đánh răng xong.
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng đánh răng 2 lần một ngày (Nguồn: Internet) 
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng đánh răng 2 lần một ngày (Nguồn: Internet)

Chườm đá lên vết loét

Với những trường hợp vết loét trong miệng ở múc độ nhẹ, bạn có thể chườm đá lạnh để giảm đau tại chỗ. Nhiệt độ thấp của đá sẽ làm tê các dây thần kinh ở khu vực xung quanh vết loét. Bọc viên đá bằng băng gạc hoặc khăn mềm, chườm trực tiếp vào vết loét. Lưu ý, cần đảm bảo vệ sinh khi thực hiện để tránh đưa vi khuẩn vào khoang miệng, khiến bệnh nghiêm trọng hơn. 

Một số lưu ý khi điều trị viêm loét miệng

Viêm loét miệng thường tự khỏi trong vòng 1-2 tuần mà không gây ra biến chứng nghiêm trọng nào. Tuy nhiên, có một số lưu ý bạn cần ghi nhớ để giúp vết loét trong miệng nhanh lành hơn như: 

  • Tránh chạm tay vào vết loét vì có thể khiến nó bị nhiễm trùng. 
  • Nếu vết loét miệng không giảm sau 2 tuần, bạn nên đi khám bác sĩ. 
  • Không sử dụng thuốc điều trị viêm loét miệng cho trẻ em dưới 2 tuổi hay người dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc. 
  • Tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ khi dùng thuốc. 
  • Cần kiên nhẫn trong suốt quá trình điều trị. 
Tránh chạm tay vào vết loét (Nguồn: Internet) 
Tránh chạm tay vào vết loét (Nguồn: Internet)

Biện pháp phòng ngừa viêm loét miệng

Viêm loét miệng có thể dễ dàng điều trị khỏi, nhưng dễ tái phát nhiều lần, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người mắc. Để phòng ngừa bệnh, bạn có thể áp dụng một số cách sau: 

  • Tránh ăn các loại thực phẩm, đồ uống có tính axit, cay, nóng, hoặc có chứa các chất kích thích như ớt, tiêu, rượu, bia, đồ ngọt. 
  • Nên uống nhiều nước để giữ cho miệng luôn ẩm ướt.
  • Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin B12, kẽm, acid folic, sắt.
  • Điều trị các bệnh lý (nếu có).
  • Tập thể dục thường xuyên để nâng cao thể trạng, tăng cường hệ miễn dịch, ngăn chặn sự tấn công của các tác nhân gây hại. 
  • Giảm căng thẳng bằng cách đọc sách, nghe nhạc, đi bộ, thiền. 
  • Không thức khuya, ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày để cơ thể có thời gian phục hồi. 
Hạn chế các thực phẩm cay nóng chứa nhiều ớt(Nguồn: Internet) 
Hạn chế các thực phẩm cay nóng chứa nhiều ớt (Nguồn: Internet)

Qua bài viết này, Sao Thái Dương hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về tình trạng vết loét trong miệng và biết thêm các cách điều trị bệnh hiệu quả. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn hãy áp dụng các biện pháp trên để giúp vết loét nhanh lành và tránh biến chứng tai hại. 

Ngày viết:

    Để lại câu hỏi về sản phẩm

    Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì hãy để lại câu hỏi của bạn. Chúng tôi sẽ giải đáp ngay!



    Để lại câu hỏi về bài viết

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    1800 1799