Nhiệt miệng là một bệnh lý về răng miệng phổ biến, hay gặp ở trẻ em. Nó có thể gây đau đớn và khó chịu, khiến trẻ biếng ăn, quấy khóc. Việc này làm cha mẹ lo lắng, áp dụng nhiều biện pháp nhưng không hiệu quả như mong muốn. Vậy vì sao trẻ hay bị nhiệt miệng? Chữa như thế nào cho nhanh khỏi? Hãy cùng Sao Thái Dương tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.
Nhiệt miệng là gì?
Nhiệt miệng là tình trạng viêm loét niêm mạc miệng, thường gây đau đớn và khó chịu. Nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong miệng, nhưng thường gặp nhất ở mặt trong má, môi, lưỡi và nướu. Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng, phổ biến là trẻ em và người lớn tuổi. Trẻ bị nhiệt miệng sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu và đau đớn khi ăn uống, khiến bé ăn ít hơn, biếng ăn và chậm phát triển.

Triệu chứng khi bé bị nhiệt miệng
Nhiệt miệng là một bệnh lý phổ biến, thường gặp ở trẻ em từ 3-10 tuổi. Bệnh khá lành tính, không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Các triệu chứng giúp bạn nhận biết trẻ bị nhiệt miệng là:
- Xuất hiện một hoặc nhiều vết loét nhỏ, hình tròn hoặc bầu dục, kích thước khoảng 1-2mm, sau lớn dần lên tới khoảng 8-10mm.
- Vị trí vết loét xuất hiện thường ở mặt trong của môi, má, lưỡi, nướu răng và vòm miệng.
- Vết loét có màu trắng hoặc vàng nhạt, xung quanh có viền đỏ.
- Vết loét gây đau rát, khó chịu, khiến trẻ quấy khóc, biếng ăn.
- Một số trẻ có thể bị sốt nhẹ, sưng hạch cổ.

Vì sao trẻ hay bị nhiệt miệng?
Vì sao trẻ hay bị nhiệt miệng? Hiện nay, vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng nhiệt miệng. Tuy nhiên, có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh này ở trẻ em, cụ thể như sau:
- Thiếu hụt các chất dinh dưỡng như vitamin B12, sắt, kẽm,… cũng có thể làm tăng nguy cơ bị nhiệt miệng ở trẻ.
- Nhiễm virus, vi khuẩn có thể gây tổn thương niêm mạc.
- Ăn quá nhiều đồ cay nóng, dầu mỡ, hoặc sử dụng một số loại thuốc và thực phẩm gây dị ứng cũng có thể là nguyên nhân gây nhiệt miệng ở trẻ.
- Trẻ có thể bị nhiệt miệng do vô tình cắn vào bên trong môi, má, hoặc bị vật cứng như bàn chải đánh răng, đũa, dĩa, xương,… làm rách niêm mạc miệng.
- Một số bệnh lý như viêm đại tràng, bệnh Celiac,… cũng có thể khiến trẻ dễ bị vi khuẩn, virus tấn công.
- Khi hệ miễn dịch của trẻ suy yếu do căng thẳng, bệnh tật, ăn uống thiếu chất,… thì trẻ dễ bị vi khuẩn tấn công, gây nhiệt miệng.
- Trẻ bị suy giảm chức năng gan gan khiến độc tố có hại như chì, asen, thủy ngân… không được lọc hết. Chúng tích tụ lâu ngày ở miệng, gây kích ứng và viêm loét.
Có thể bạn quan tâm: Các nguyên nhân bị nhiệt miệng là gì? Có thai có bị nhiệt miệng không?

Chữa nhiệt miệng cho trẻ đúng cách và hiệu quả
Hầu hết các trường hợp lở miệng ở trẻ em đều không quá nguy hiểm và có thể tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, nó vẫn gây đau rát, khó chịu, khiến trẻ bỏ ăn, quấy khóc. Vì vậy, cha mẹ có thể áp dụng một số cách chữa nhiệt miệng tại nhà sau để giúp con dễ chịu hơn.
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho bé
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ là một trong những biện pháp quan trọng giúp phòng ngừa và chữa nhiệt miệng cho bé. Khi răng miệng sạch sẽ, các mảng bám và thức ăn thừa sẽ được loại bỏ khỏi bề mặt răng và nướu. Từ đó giúp ngăn ngừa vi khuẩn phát triển và gây viêm nhiễm. Để chăm sóc răng cho bé, phụ huynh cần lưu ý:
- Dùng bàn chải lông mềm và kem đánh răng dành riêng cho trẻ em.
- Hướng dẫn trẻ đánh răng 2 lần mỗi ngày, sau khi ngủ dậy và trước khi đi ngủ.
- Đánh răng kỹ tất cả các bề mặt của răng.
- Súc miệng bằng nước muối sinh lý hàng ngày.
- Không cho bé ngậm bình sữa hoặc ti giả không khi ngủ.
Xem thêm: Mách bạn 7 cách trị nhiệt miệng trong 1 ngày tại nhà hiệu quả

Những thực phẩm nên và không nên cho bé ăn
Khi bị nhiệt miệng, trẻ thường chán ăn. Do đó, cha mẹ cần lưu ý lựa chọn thực phẩm phù hợp để giúp bé giảm đau và nhanh lành vết loét. Sau đây là một số thực phẩm nên và không nên ăn khi bé bị nhiệt.
Trẻ em bị nhiệt miệng nên ăn gì để nhanh khỏi
Trẻ em bị viêm loét miệng, nên ăn những thực phẩm mềm, lỏng, dễ tiêu, giàu vitamin và khoáng chất để đẩy nhanh quá trình hồi phục. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo các món ăn sau:
- Các loại trái cây mềm như chuối, táo, lê,… là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào.
- Các loại rau củ mềm như khoai tây, cà rốt, bí đỏ,… chứa nhiều vitamin A, vitamin C, vitamin B giúp tăng cường sức đề kháng.
- Uống nhiều nước giúp làm mềm, ẩm niêm mạc miệng, làm dịu vết loét, cải thiện tình trạng đau rát.
- Thực phẩm giàu sắt như thịt bò, thịt lợn, thịt cừu giúp vận chuyển oxy đến tế bào, cho nướu chắc khỏe.
- Sữa chua cung cấp canxi và protein, lợi khuẩn giúp chống lại vi khuẩn gây hại, xoa dịu tổn thương.

Trẻ em bị nhiệt miệng không nên ăn gì
Trẻ em bị nhiệt miệng không nên ăn những sản phẩm cứng, sắc nhọn, cay, chua, ngọt… Các thực phẩm này có thể khiến vết loét bị tổn thương thêm, lan rộng và lâu lành hơn:
- Đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ như gà rán, khoai tây chiên, mì tôm.
- Thực phẩm quá nhiều đường như bánh ngọt, kẹo, nước ngọt…
- Thực phẩm cay, nóng chứa nhiều ớt, tiêu.
- Đồ ăn mặn, chứa nhiều muối.
- Đồ ăn chua như chanh, cam, dưa chua…
- Các loại hạt cứng như hạt điều, hạnh nhân, macca…

Sử dụng các loại thuốc và gel trị nhiệt miệng
Trong trường hợp bệnh tái phát nhiều lần, lâu ngày không khỏi, cha mẹ có thể sử dụng các loại thuốc hoặc gel trị nhiệt miệng. Chúng sẽ giảm đau, tiêu diệt vi khuẩn gây viêm, cho vết loét nhanh khỏi.
- Thuốc bôi thường được sử dụng để giảm đau và kháng viêm tại chỗ. Các thành phần thường thấy trong thuốc bôi trị nhiệt miệng bao gồm lidocaine, benzocaine, và hydrocortisone. Một số thuốc bôi phổ biến là: Mouthpaste, Taisho, Zytee Rb Gel, Oracortia, Trinoline Oral Paste…
- Thuốc uống được dùng để điều trị các trường hợp nhiệt miệng nặng hoặc tái phát. Người bệnh cần uống kháng sinh, vitamin PP, vitamin B2, vitamin C theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, có thể kết hợp với các thuốc hỗ trợ gan từ thảo dược như boganic, trà atiso… có tác dụng thanh lọc và làm mát.

Áp dụng các phương pháp tự nhiên
Ngoài các biện pháp trên, phụ huynh có thể sử dụng các nguyên liệu tự nhiên để cải thiện tình trạng nhiệt miệng ở trẻ. Phương pháp dễ thực hiện, an toàn và lành tính, không gây tác dụng phụ.
- Dùng mật ong
Mật ong chứa các chất kháng khuẩn tự nhiên, bao gồm hydrogen peroxide, methylglyoxal, và galangin. Các chất này có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng vết loét.
Cách thực hiện: Dùng tăm bông hoặc ngón tay sạch thấm mật ong và thoa lên vết loét. Bạn có thể làm điều này 2-3 lần mỗi ngày để có hiệu quả.

- Uống hoặc súc miệng với nước củ cải
Nước củ cải chứa nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin C, vitamin E, vitamin B6, kali giúp tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại sự tấn công của vi khuẩn. Ngoài ra, củ cải có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát cơ thể, hạn chế nhiệt miệng.
Cách thực hiện: Ép nước củ cải tươi để lấy nước uống, hoặc lấy nước này để súc miệng.

- Uống nước ép cà chua
Cà chua là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe răng miệng. Nó chứa vitamin C, một chất chống oxy hóa mạnh, có thể bảo vệ tế bào khỏi các tác nhân gây hại. Vitamin A thì giúp giảm viêm, giảm sưng, cho bé cảm thấy dễ chịu.
Cách thực hiện: Rửa sạch 2-3 quả cà chua, ép lấy nước. Có thể cho thêm một chút đường hoặc mật ong để tạo vị ngọt. Cho trẻ uống ngày 1-2 lần.

- Uống nước sắn dây
Nước sắn dây có tính mát, giúp giải nhiệt, giảm nóng trong, thích hợp sử dụng trong mùa hè. Vì vậy, nhiều người thường dùng nó để chữa nhiệt miệng ở trẻ em.
Cách thực hiện: Pha 2 thìa bột sắn dây với 100ml nước, cho thể một chút đường để tăng hương vị, giúp trẻ dễ uống hơn. Bạn có thể cho trẻ uống nước này hàng ngày, 1-2 lần.

- Uống nước rau má
Rau má là một loại rau xanh quen thuộc, có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, bao gồm cả việc hỗ trợ điều trị nhiệt miệng ở trẻ em. Trong rau má có chứa các chất dinh dưỡng như vitamin C, vitamin K, vitamin A, beta-carotene,… và các chất chống oxy hóa như polyphenol, flavonoid,… Các chất này có tác dụng giúp giảm đau, kháng viêm, và thúc đẩy quá trình lành vết loét.
Cách thực hiện: Lấy một nắm rau má, rửa sạch, để ráo nước. Sau đó cho vào máy xay nhuyễn với 200ml nước. Lọc lấy nước và cho trẻ uống ngày 2-3 lần.

Trẻ em hay bị nhiệt miệng khi nào cần gặp bác sĩ?
Trẻ hay bị nhiệt miệng thường không cần phải đi gặp bác sĩ. Hầu hết các vết loét sẽ tự khỏi trong vòng 1-2 tuần. Tuy nhiên, cha mẹ cần đi khám bác sĩ nếu trẻ gặp phải các triệu chứng sau:
- Vết loét không khỏi sau 2 tuần.
- Vết loét có màu đỏ hoặc đen, có mủ và chảy máu.
- Đi kèm với sốt cao, sưng hạch, khó nuốt.
- Trẻ bị sụt cân.
- Trong phân lẫn máu và chất nhầy.
- Có các triệu chứng khác như phát ban, mệt mỏi, chán ăn.
Các triệu chứng trên có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như nhiễm trùng, thiếu hụt dinh dưỡng hoặc các vấn đề về sức khỏe khác. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý hơn việc chăm sóc răng miệng cho trẻ.

Cách phòng ngừa tình trạng trẻ hay bị nhiệt miệng
Nhiệt miệng khá lành tính, không gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ. Nhưng bệnh dễ tái phát nhiều lần trong năm, khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, bỏ ăn, sụt cân nhanh chóng. Để phòng ngừa, cha mẹ cần chú ý những điều sau:
- Cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày, không ăn quá no trong một lần.
- Không ăn thức ăn khi còn quá nóng.
- Hạn chế nêm nếm quá nhiều gia vị cho trẻ.
- Bổ sung đa dạng các nhóm thực phẩm.
- Cho trẻ ngủ nghỉ đúng giờ, đủ giấc.
- Vệ sinh nhà cửa, không gian chơi đùa của trẻ thường xuyên, tuần 1 lần.

Trên đây là những giải đáp của Sao Thái Dương về câu hỏi vì sao trẻ hay bị nhiệt miệng. Hy vọng qua bài viết cha mẹ đã hiểu rõ được nguyên nhân, có biện pháp điều trị và phòng ngừa tình trạng này cho con yêu hiệu quả.