Viêm nha chu gây hôi miệng là tình trạng phổ biến, thường gặp ở người trung niên và người già. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng mà còn khiến người mắc gặp không ít phiền toái trong cuộc sống. Vậy có cách nào để điều trị viêm nha chu dứt điểm không? Bài viết dưới đây, Sao Thái Dương sẽ chia sẻ đến bạn 15 cách chữa viêm nha chu gây hôi miệng hiệu quả bất ngờ.
Tìm hiểu viêm nha chu
Theo báo cáo của Bộ Y tế, tình trạng viêm nha chu ở Việt Nam năm 2023 vẫn ở mức cao. Tỷ lệ người trưởng thành mắc viêm nha chu là khoảng 50%, trong đó 10% ở tình trạng nặng.
Viêm nha chu là gì?
Viêm nha chu là tình trạng viêm nhiễm các mô xung quanh răng, bao gồm nướu, xương ổ răng và dây chằng nha chu. Bệnh này do vi khuẩn tích tụ trên bề mặt răng và trong các túi nha gây ra. Khi vi khuẩn nhân lên, hệ thống miễn dịch sẽ phản ứng, dẫn đến viêm và tổn thương các mô xung quanh răng.

Triệu chứng viêm nha chu
Viêm nha chu là một bệnh lý răng miệng phổ biến, có thể được phát hiện sớm với các dấu hiệu đặc trưng. Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh có thể khác nhau tùy theo giai đoạn phát triển, cụ thể như:
– Giai đoạn viêm lợi:
- Nướu sưng, đỏ
- Nướu dễ bị chảy máu khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa
- Nướu co lại, tạo ra khoảng cách giữa nướu và răng
- Răng lung lay nhẹ
– Giai đoạn viêm nha chu:
- Nướu tụt, lộ chân răng
- Xương ổ răng tiêu
- Răng lung lay nhiều
- Hôi miệng
- Đau nhức răng
- Rụng răng

Nguyên nhân bị viêm nha chu
Nguyên nhân chính gây viêm nha chu là do vi khuẩn tích tụ trên bề mặt răng và trong các túi nha chu. Các vi khuẩn này tạo thành một lớp màng cứng gọi là cao răng. Khi cao răng không được làm sạch, nó sẽ tích tụ và gây viêm nhiễm các mô xung quanh răng. Ngoài ra, các yếu tố sau cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc viêm nha chu:
- Vệ sinh răng miệng kém
- Tuổi tác
- Di truyền
- Một số bệnh lý như tiểu đường, bệnh tim mạch và bệnh tự miễn
- Sử dụng một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị tuyến giáp, thuốc chống động kinh
- Hút thuốc lá
- Thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ
Tìm hiểu thêm: Miệng bị khô và hôi nguyên dân do đâu? Cách xử lý hiệu quả

Viêm nha chu có nguy hiểm không?
Câu trả lời là có, viêm nha chu có thể gây tổn thương đến các mô mềm và phá hủy xương xung quanh răng. Nếu không được điều trị, viêm nha chu có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, bao gồm:
- Mất răng: Viêm nha chu có thể khiến răng lung lay và rụng.
- Viêm nhiễm toàn thân: Vi khuẩn gây viêm nha chu có thể xâm nhập vào máu và gây viêm nhiễm ở các cơ quan khác trong cơ thể, chẳng hạn như tim, phổi và khớp.
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính: Viêm nha chu có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim, tiểu đường, và đột quỵ.
Tóm lại, viêm nha chu là một bệnh lý về răng miệng rất nguy hiểm. Người bệnh cần đi khám nha sĩ ngay nếu thấy các dấu hiệu của bệnh, để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Viêm nha chu gây hôi miệng không?
Câu trả lời là có, viêm nha chu có gây hôi miệng. Nguyên nhân là do cao răng tích tụ nhiều ở chân răng và kẽ răng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh. Độc tố từ vi khuẩn không chỉ phá hủy mô nướu và các cơ quan nâng đỡ răng mà còn là nguyên nhân chính gây ra mùi hôi trong khoang miệng.
Ngoài ra, túi nha chu cũng là một nguyên nhân gây hôi miệng. Túi nha chu hình thành giữa răng và mô nướu, bên trong chứa dịch và mủ có mùi hôi khó chịu. Hôi miệng do viêm nha chu thường dai dẳng và kéo dài, dù đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Đây là dấu hiệu cho thấy bệnh đã tiến triển nặng và cần được điều trị sớm.

Cách trị hôi miệng do viêm nha chu
Hôi miệng do viêm nha chu là tình trạng phổ biến, gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Để trị hôi miệng do viêm nha chu hiệu quả, cần điều trị triệt để nguyên nhân gây bệnh.
Vệ sinh răng miệng
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ là cách quan trọng nhất để ngăn ngừa và điều trị hôi miệng do viêm nha chu. Người bệnh cần đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, mỗi lần 2 phút, sử dụng bàn chải lông mềm và kem đánh răng chứa fluoride. Ngoài ra, cần sử dụng thêm chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn để làm sạch mảng bám và thức ăn thừa ở kẽ răng.

Vệ sinh lưỡi
Vệ sinh lưỡi là một cách hiệu quả để loại bỏ mảng bám và vi khuẩn tích tụ trên lưỡi. Từ đó giúp cải thiện tình trạng hôi miệng do viêm nha chu. Dưới đây là các bước vệ sinh lưỡi mà bạn có thể tham khảo:
- Súc miệng bằng nước muối trong 30 giây.
- Sử dụng dụng cụ cạo lưỡi để làm sạch bề mặt lưỡi một cách dễ dàng.
- Chải lưỡi theo chiều từ cuống đến đầu lưỡi, bạn nên chải nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương lưỡi.
- Súc miệng là bằng nước sạch.
- Vệ sinh lưỡi ít nhất 1 lần một ngày, trước khi đi ngủ hoặc sau khi thức dậy.

Cạo vôi răng
Hôi miệng do viêm nha chu là do các vi khuẩn trong mảng bám và vôi răng phân hủy thức ăn và tạo ra các hợp chất có mùi hôi. Do đó, cạo vôi răng có thể giúp cải thiện tình trạng hôi miệng do viêm nha chu.
Cạo vôi răng được thực hiện bởi nha sĩ hoặc kỹ thuật viên nha khoa. Thủ thuật này thường mất khoảng 30 phút. Nha sĩ sẽ sử dụng dụng cụ chuyên dụng để cạo sạch mảng bám và vôi răng. Sau khi cạo vôi răng, nha sĩ sẽ đánh bóng răng để loại bỏ các vết xước và làm cho răng sáng bóng hơn.
Dùng nước súc miệng
Nước súc miệng là một sản phẩm chăm sóc răng miệng được sử dụng rộng rãi để loại bỏ vi khuẩn và thức ăn thừa trên răng, giúp cải thiện tình trạng bé bị sâu răng hôi miệng. Trong trường hợp hơi thở có mùi do viêm nha chu, sản phẩm có thể giúp giảm vôi răng và viêm nhiễm, từ đó cải thiện tình trạng hôi miệng. Để chọn được nước súc miệng phù hợp, bạn nên ưu tiên các sản phẩm chứa thành phần diệt khuẩn, kháng viêm như chlorhexidine, fluoride, triclosan, chiết xuất thảo dược… Trong đó, nước súc miệng Valentine được nhiều nha sĩ và người tiêu dùng đánh giá cao.

Nước súc miệng Valentine được chiết xuất từ tinh dầu tự nhiên kết hợp với Nano bạc chuẩn Châu Âu, giúp tiêu diệt vi khuẩn, kháng viêm và giảm mảng bám trên răng. Nhờ đó, nước súc miệng Valentine có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị hôi miệng do viêm nha chu. Đặc biệt, sản phẩm còn chứa tinh dầu bạc hà giúp đem đến cho bạn hơi thở thơm mát suốt ngày dài.
Điều trị bệnh viêm nha chu bằng phương pháp Tây Y
Viêm nha chu là một trong nguyên nhân hàng đầu gây hôi miệng. Điều trị bệnh sẽ giúp cải thiện tình trạng hơi thở có mùi. Tùy vào mức độ bệnh mà nha sĩ sẽ chỉ định phương pháp chữa trị phù hợp.
Sử dụng thuốc
Trong giai đoạn viêm nha chu cấp tính, mô nướu sẽ sưng đỏ, có mủ và đau nhức dữ dội. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng kháng sinh, thuốc giảm đau và chống viêm trong vòng 5-7 ngày để kiểm soát viêm nhiễm. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn bệnh nhân sử dụng nước súc miệng sát khuẩn để loại bỏ vi khuẩn có hại và giảm mùi hôi trong khoang miệng.

Chích rạch ổ mủ
Áp xe răng là một biến chứng nghiêm trọng của viêm nha chu. Khi áp xe hình thành, bác sĩ sẽ tiến hành chích rạch ổ mủ để loại bỏ mủ và dịch ứ đọng, giảm đau nhức và ngăn ngừa vi khuẩn lây lan. Sau khi chích rạch, bạn cần dùng kháng sinh để kiểm soát viêm nhiễm. Nếu áp xe vẫn tái phát, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp điều trị chuyên sâu hơn, chẳng hạn như nhổ răng hoặc điều trị tủy.

Các phương pháp không phẫu thuật
Khi viêm nha chu được kiểm soát, bác sĩ sẽ thực hiện các phương pháp không xâm lấn để cải thiện triệu chứng và bảo tồn răng. Các phương pháp này bao gồm cạo vôi răng và xử lý mặt gốc răng, chỉnh sửa hoặc thay thế miếng trám, cố định răng và sử dụng thuốc chấm. Các phương pháp này thường được chỉ định cho viêm nha chu ở giai đoạn sớm.
Phẫu thuật điều trị viêm nha chu
Khi viêm nha chu nặng không đáp ứng với các phương pháp điều trị thông thường, phẫu thuật nha chu là lựa chọn cần thiết để bảo tồn răng. Các phương pháp phẫu thuật này bao gồm nạo túi nha chu, ghép nướu và ghép xương ổ răng. Mục đích của phẫu thuật là loại bỏ mảng bám và cao răng tích tụ dưới nướu, tái tạo các mô nướu và xương đã bị tổn thương. Từ đó giúp răng chắc khỏe và ngăn ngừa mất răng.

Điều trị tại nhà bằng các nguyên liệu tự nhiên
Quá trình điều trị viêm nha chu thường kéo dài, có thể là vài tuần đến vài tháng. Trong khoảng thời gian này, bạn có thể áp dụng một số cách chữa hôi miệng tại nhà bằng các nguyên liệu tự tin. Các mẹo này an toàn, lành tính, tiết kiệm và có hiệu quả bền vững.
Ngậm nước muối ấm
Ngậm nước muối ấm là một cách đơn giản, hiệu quả để điều trị hôi miệng và viêm nha chu. Nước muối có đặc tính tiêu viêm, sát trùng và kháng khuẩn, giúp giảm sưng đỏ, đau nhức mô nướu, cải thiện hơi thở có mùi. Ngoài ra, nó cũng tăng độ bám của nướu vào răng, ngăn ngừa tình trạng chảy máu chân răng.
Cách thực hiện:
- Cho 1 thìa cà phê muối vào 200ml nước ấm, khuấy đều cho đến khi muối tan.
- Ngậm một lượng nước muối vừa đủ trong khoang miệng.
- Ngậm trong khoảng 30 giây, sau đó nhổ ra.
- Súc miệng lại với nước sạch.
Lưu ý: Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên súc miệng bằng nước muối ấm 2-3 lần mỗi ngày, đặc biệt là sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Không nên ngậm nước muối quá mặn, có thể gây kích ứng niêm mạc miệng.

Gừng tươi
Gừng tươi là một loại gia vị phổ biến trong ẩm thực châu Á. Ngoài ra nó còn có nhiều công dụng trong y học, trong đó có điều trị viêm nha chu. Gừng có chứa các hợp chất kháng khuẩn như gingerols, shogaols, zingerone,… giúp tiêu diệt vi khuẩn gây viêm nướu, hôi miệng. Hơn nữa, gừng có thể kích thích tiết nước bọt, giúp làm sạch khoang miệng và ngăn ngừa mùi hôi.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch 1 củ gừng tươi, cạo vỏ và thái thành lát mỏng.
- Cho gừng vào nồi đun sôi với 350ml nước trong khoảng 5-10 phút.
- Lọc lấy nước gừng và để nguội.
- Súc miệng với nước gừng trong khoảng 30 giây.

Dùng tinh dầu đinh hương
Tinh dầu đinh hương có chứa chất eugenol, một chất kháng khuẩn và chống viêm mạnh mẽ. Eugenol có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn gây ra tình trạng hơi thở có mùi khó chịu và giảm viêm nướu. Sử dụng tinh dầu này 1-2 lần/ngày sẽ giúp răng chắc khỏe và trắng sáng hơn.
Cách thực hiện:
- Xúc miệng với tinh dầu đinh hương: Pha loãng 2-3 giọt tinh dầu đinh hương với 200ml nước ấm. Sau đó, súc miệng với dung dịch này trong khoảng 30 giây.
- Thoa tinh dầu đinh hương lên lưỡi: Dùng tăm bông thấm tinh dầu đinh hương và thoa lên lưỡi, tập trung vào phần rãnh giữa các nhú lưỡi.
- Ngậm tinh dầu đinh hương: Dùng bông gòn thấm tinh dầu đinh hương và ngậm trong miệng khoảng 5-10 phút.

Dùng trà hoa cúc
Trà hoa cúc là một loại thảo dược có nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong đó có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trà hoa cúc có thể giúp giảm viêm nướu, loại bỏ mảng bám và vi khuẩn gây hại. Từ đó giúp cải thiện tình trạng hôi miệng và viêm nha chu.
Cách thực hiện:
- Cho 10-15 gram hoa cúc khô vào ấm trà.
- Đổ nước sôi vào ấm và hãm trà trong khoảng 5-10 phút.
- Lọc bỏ bã trà và thưởng thức.
Lưu ý: Trà hoa cúc chỉ là một biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh. Bạn vẫn cần kết hợp với các biện pháp chăm sóc răng miệng khác như đánh răng, dùng chỉ nha khoa và súc miệng bằng nước muối để đạt hiệu quả tốt nhất.

Nhai lá bạc hà
Nhai lá bạc hà là một phương pháp điều trị hôi miệng và viêm nha chu tại nhà được nhiều người áp dụng. Lá bạc hà có chứa các thành phần như menthol, menthone, limonene,… Chúng có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, khử mùi hôi và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.
Cách thực hiện:
- Chọn 5-7 lá bạc hà tươi, không bị dập nát.
- Rửa sạch lá bạc hà dưới vòi nước.
- Nhai lá bạc hà trong khoảng 1-2 phút.
- Nuốt bã lá bạc hà.

Dùng lá trầu không
Lá trầu không là một loại thảo dược có nhiều công dụng trong y học, trong đó có tác dụng điều trị hôi miệng và viêm nha chu. Lá trầu không có tính sát khuẩn, kháng viêm, giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây hại. Đồng thời, nó giúp làm lành các tổn thương ở nướu răng.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch 5-6 lá trầu không tươi.
- Vò nát, cho vào nồi vào 250ml nước.
- Đun sôi khoảng 10 phút và để nguội.
- Dùng lá trầu không súc miệng 2-3 lần một ngày.

Bổ sung thực phẩm có đặc tính khử mùi
Các thực phẩm có đặc tính khử mùi có thể giúp làm giảm sự phát triển của vi khuẩn và cải thiện tình trạng hôi miệng. Dưới đây là một số loại bạn có thể bổ sung vào chế độ ăn uống của mình:
- Trái cây và rau củ tươi là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ dồi dào. Chúng cũng có chứa các hợp chất chống oxy hóa có thể giúp giảm viêm và bảo vệ sức khỏe răng miệng. Một số trái cây, rau củ bạn có thể bổ sung: táo, chuối, dâu tây, bưởi, cà rốt, bông cải, rau bina…
- Kẽm là một khoáng chất quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ nướu khỏi viêm nhiễm. Các thực phẩm giàu kẽm bao gồm: thịt đỏ, thịt gia cầm, hải sản, các loại đậu, hạt bí ngô,…
- Probiotic là những vi khuẩn có lợi cho đường tiêu hóa. Chúng có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây hại trong miệng, từ đó giúp cải thiện hơi thở có mùi. Thực phẩm giàu probiotic bao gồm: sữa chua, kim chi,…

Biện pháp phòng ngừa viêm nha chu gây hôi miệng
Viêm nha chu là một bệnh lý răng miệng thường gặp, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như tụt lợi, áp xe chân răng, thậm chí là rụng răng. Để phòng ngừa bệnh, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:
- Thăm khám nha sĩ định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm các vấn đề về răng miệng. Từ đó có phương pháp điều trị kịp thời, ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn.
- Hạn chế ăn đồ ngọt, chứa nhiều đường, thức ăn cứng, dai, khó nhai vì có thể gây sâu răng, viêm nướu.
- Không hút thuốc lá vì nó có thể làm giảm lưu lượng máu đến nướu, khiến nướu dễ bị viêm nhiễm.
- Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa nhiễm trùng.
- Giảm căng thẳng kéo dài bằng cách đọc sách, nghe nhạc, du lịch.
- Ngủ đủ giấc giúp cơ thể hồi phục sau một ngày dài hoạt động, bạn nên ngủ từ 7-8 tiếng/ngày.
- Uống đủ 2-2.5 lít nước mỗi ngày để loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể.

Trên đây là những chia sẻ của Sao Thái Dương về tình trạng viêm nha chu gây hôi miệng. Hy vọng với những thông tin mà bài viết đã cung cấp sẽ giúp bạn phát hiện và điều trị sớm bệnh nha chu, hôi miệng. Từ đó, cải thiện sức khỏe răng miệng và cho hơi thở thơm tho cả ngày.