Nguyên nhân xỉa răng có mùi hôi và giải pháp khắc phục hiệu quả

Việc chăm sóc răng miệng là một trong những thói quen cần thiết để duy trì sức khỏe toàn diện của cơ thể. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách làm sạch răng miệng đúng cách, dẫn đến tình trạng xỉa răng có mùi hôi. Nếu để lâu dài, điều này có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe và khiến người mắc cảm thấy tự ti. Vì vậy, bài viết dưới đây, Sao Thái Dương sẽ cung cấp cho bạn những nguyên nhân và giải pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng xỉa răng có mùi hôi.

Nguyên nhân xỉa răng có mùi hôi

Thói xỉa răng sau khi ăn đã trở thành một nét đẹp văn hóa trong nếp sinh hoạt của nhiều gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, nếu xỉa răng có mùi hôi, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe răng miệng đang gặp vấn đề. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này: 

Do vệ sinh răng không sạch

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ là điều quan trọng để duy trì hàm răng khỏe mạnh. Xỉa răng có thể giúp loại bỏ một số thức ăn thừa ở kẽ răng, nhưng nó không thể làm làm sạch hoàn toàn. Nếu bạn không chải răng đúng cách hoặc bỏ qua việc chải răng vào buổi tối, vi khuẩn trong miệng sẽ phát triển và tích tụ thành mảng bám trên răng, gây ra tình trạng xỉa răng có mùi hôi. 

Xỉa răng có mùi hôi do vệ sinh răng không sạch
Do vệ sinh răng không sạch (Nguồn: Internet) 

Do mảng bám thức ăn còn sót lại 

Mảng bám thức ăn là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng xỉa răng có mùi hôi. Khi thức ăn còn sót lại trong miệng không được làm sạch, chúng sẽ kết hợp với vi khuẩn và tạo thành mảng bám. Nó bám chặt vào bề mặt răng và lưỡi, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi. Các vi khuẩn này sẽ phân hủy thức ăn và tạo ra các hợp chất có mùi hôi.

Do mảng bám thức ăn
Do mảng bám thức ăn (Nguồn: Internet) 

Vôi răng

Vôi răng là một lớp cứng màu vàng hoặc nâu bám trên răng, được hình thành từ mảng bám kết hợp với khoáng chất trong nước bọt. Nó chứa nhiều vi khuẩn, gây ra tình trạng hơi thở có mùi dù bạn đã xỉa răng hàng ngày. Ngoài ra, vôi răng làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề răng miệng khác như sâu răng, viêm nướu, viêm quanh chân răng. 

Khô miệng 

Khô miệng là một nguyên nhân thường gặp khiến cho răng có mùi hôi. Miệng bị khô và hôi xảy ra khi sản xuất nước bọt trong miệng của bạn giảm đi hoặc không đủ để làm ẩm miệng. Điều này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như thuốc lá, thuốc uống, căng thẳng, thiếu nước và tuổi tác.

Khô miệng
Khô miệng (Nguồn: Internet) 

Sâu răng, viêm nha chu

Bệnh lý răng miệng, chẳng hạn như viêm nha chu, viêm nướu, sâu răng,… đều có thể khiến hơi thở có mùi hôi khó chịu. Khi bị viêm nướu, nướu sẽ bị sưng đỏ, chảy máu, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Vi khuẩn phân hủy thức ăn và acid trong khoang miệng, gây ra mùi hôi tanh. Ngoài ra, sâu răng cũng khiến răng bị tổn thương, tạo lỗ hổng cho vi khuẩn trú ngụ và gây mùi hôi. 

Có thể bạn quan tâm:

21 loại nước súc miệng trị sâu răng hiệu quả được tin dùng bởi chuyên gia

Bà bầu bị hôi miệng: Nguyên nhân và 5 cách cải thiện nhanh chóng

Sâu răng, viêm nha chu
Sâu răng, viêm nha chu (Nguồn: Internet)  

Sử dụng các thực phẩm gây mùi

Hành, tỏi, mắm tôm, cá là những thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn của người Việt Nam. Tuy nhiên, những thực phẩm này cũng có thể gây ra mùi hôi trong miệng. Nguyên nhân là do chúng chứa các hợp chất lưu huỳnh. Khi ăn uống những loại thực phẩm này, các hợp chất lưu huỳnh sẽ được tiêu hóa trong ruột và sản sinh ra các chất khí có mùi hôi. Các chất khí này sau đó sẽ theo đường máu và đi lên phổi, khiến hơi thở có mùi khó chịu. 

Sử dụng các thực phẩm có mùi
Sử dụng các thực phẩm có mùi (Nguồn: Internet) 

Tăm bị ẩm mốc và có mùi hôi

Khi tăm bị ẩm ướt và để lâu trong môi trường không khí, chúng sẽ bị mốc và tạo ra mùi hôi. Khi xỉa răng bằng tăm bị mốc, các vi khuẩn có trong tăm sẽ bám vào kẽ răng và gây ra mùi khó chịu. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng xỉa răng thường xuyên mà vẫn bị hôi miệng.  

Nguyên nhân khác

Chân răng có mùi hôi không chỉ do vệ sinh răng miệng kém mà còn có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý tiềm ẩn. Các bệnh lý như rối loạn chuyển hóa, ung thư, sử dụng thuốc thường xuyên, trào ngược dạ dày,… đều có thể gây ra tình trạng này. Nếu đang bị hôi miệng, kèm với các triệu chứng khác như mệt mỏi, chán ăn, sụt cân thì nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời. 

Trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày (Nguồn: Internet) 

Biện pháp khắc phục tình trạng xỉa răng có mùi hôi hiệu quả

Xỉa răng có mùi hôi có thể bắt gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Để điều trị bệnh dứt điểm thì cần tìm ra nguyên nhân và có phương pháp xử lý phù hợp. Dưới đây là những biện pháp khắc phục tình trạng này hiệu quả. 

Đánh răng đúng cách

Đánh răng đúng cách là điều cần thiết để duy trì hàm răng khỏe mạnh và giảm thiểu mùi hôi trong miệng. Bạn nên chải răng ít nhất hai lần một ngày, sử dụng kem đánh răng và bàn chải có chứa fluoride. Nên chọn bàn chải có lông mềm, đầu bàn chải nhỏ để dễ dàng tiếp cận các kẽ răng. Lưu ý, bạn cần thay bàn chải đánh răng 3 tháng một lần để hạn chế vi khuẩn lây lan. 

Đánh răng đúng cách
Đánh răng đúng cách (Nguồn: Internet) 

Vệ sinh lưỡi 

Lưỡi là một bộ phận quan trọng trong khoang miệng, có chức năng giúp nếm vị, đẩy thức ăn xuống họng và tiêu hóa. Tuy nhiên, lưỡi cũng là nơi trú ngụ của một lượng lớn vi khuẩn, đặc biệt là ở mặt sau lưỡi. Khi vi khuẩn này phân hủy thức ăn thừa, chúng sẽ sản sinh ra các hợp chất lưu huỳnh có mùi hôi. Chính vì vậy, vệ sinh lưỡi là một bước quan trọng trong việc chăm sóc răng miệng, giúp loại bỏ vi khuẩn và ngăn ngừa hôi miệng.

Để vệ sinh lưỡi hiệu quả, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:

  • Súc miệng bằng nước ấm để làm mềm lưỡi.
  • Dùng dụng cụ cạo lưỡi để loại bỏ lớp mảng bám và vi khuẩn trên bề mặt lưỡi.
  • Chải lưỡi theo chiều từ dưới lên trên, từ sau ra trước.
  • Súc miệng lại bằng nước ấm để loại bỏ các mảnh vụn thức ăn và vi khuẩn còn sót lại.
Vệ sinh lưỡi
Vệ sinh lưỡi (Nguồn: Internet) 

Thay thế tăm xỉa bằng chỉ nha khoa

Tăm xỉa răng sẽ giúp vệ sinh răng miệng sạch sẽ hơn nhưng nó có thể vô tình làm mòn men răng và nướu. Nếu bạn dùng lực quá mạnh hoặc không đúng cách, tăm sẽ làm chảy máu lợi. Để khắc phục tình trạng xỉa răng có mùi hôi, bạn có thể thay thế tăm thông thường bằng chỉ nha khoa. Đây là một sợi dây mảnh, được làm từ sợi nylon hoặc tổng hợp, có tác dụng loại bỏ thức ăn thừa ở kẽ răng một cách nhẹ nhàng và an toàn.  

Dùng chỉ nha khoa
Dùng chỉ nha khoa (Nguồn: Internet) 

Lấy cao răng định kỳ

Cao răng gây hôi miệng vì thế việc lấy cao răng định kỳ là một biện pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng xỉa răng có mùi hôi. Việc lấy cao răng sẽ giúp loại bỏ các mảng bám và vôi răng, từ đó hạn chế tình trạng hơi thở có mùi khó chịu. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, nên lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần. Tuy nhiên, đối với những người có nguy cơ cao mắc các bệnh lý răng miệng như người hút thuốc lá, người mắc bệnh tiểu đường, người có hệ miễn dịch suy yếu,… thì nên lấy cao răng 3 tháng/lần.

Điều trị các bệnh lý về răng miệng

Điều trị các vấn đề về răng miệng như sâu răng và viêm nha chu là điều cần thiết để khắc phục mùi hôi trong miệng. Vì vậy, bạn nên đến gặp bác sĩ nha khoa để được khám và điều trị các vấn đề về răng miệng định kỳ. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh, nha sĩ có thể chỉ định dùng thuốc uống, thuốc bôi hay phẫu thuật để cải thiện bệnh. 

Điều trị các bệnh lý về răng miệng
Điều trị các bệnh lý về răng miệng (Nguồn: Internet) 

Hạn chế sử dụng thực phẩm gây mùi

Để giảm thiểu mùi hôi trong miệng, bạn nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm gây mùi như hành, tỏi, mắm tôm và cá. Nếu không thể tránh được, hãy chăm sóc cho răng miệng sau khi ăn uống để làm sạch mảng bám và giảm thiểu mùi hôi. Ngoài ra, bạn cũng nên uống nhiều nước để giúp cơ thể đào thải chất thải và giảm thiểu mùi hôi miệng. 

Uống nhiều nước

Uống nhiều nước là một trong những cách đơn giản và hiệu quả để khắc phục tình trạng xỉa răng có mùi hôi. Nước sẽ giúp tăng cường sản xuất nước bọt, giúp làm sạch khoang miệng, hạn chế vi khuẩn gây hại. Bên cạnh đó, nó cũng giữ cho niêm mạc miệng luôn ẩm ướt, ngăn ngừa tình trạng khô miệng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, người trưởng thành nên uống từ 2-2.5 lít nước mỗi ngày. Bạn có thể uống nước lọc, nước trái cây, nước ép rau củ, hoặc các loại trà thảo mộc

Uống nhiều nước
Uống nhiều nước (Nguồn: Internet) 

Phương pháp dân gian xử lý tình trạng xỉa răng có mùi hôi

Ngoài áp dụng các biện pháp như vệ sinh răng miệng sạch sẽ, uống nhiều nước, điều trị sâu răng, viêm nha chu để điều trị hôi miệng. Bạn có thể áp dụng các phương pháp dân gian để xử lý tình trạng này. Cách này đơn giản, dễ thực hiện, giúp tiết kiệm chi phí. 

Tham khảo thêm: 20+ loại nước súc miệng thảo dược được chuyên gia đánh giá cao

Súc miệng bằng nước muối

Súc miệng bằng nước muối là một phương pháp đơn giản, hiệu quả và an toàn để giúp loại bỏ vi khuẩn và mảng bám trên răng. Từ đó cải thiện tình trạng xỉa răng có mùi hôi. Nước muối có đặc tính kháng khuẩn, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mùi hôi miệng. Ngoài ra, nó cũng có tác dụng làm sạch mảng bám và thức ăn thừa trên răng, giúp răng trắng sáng và hơi thở thơm tho.

Cách trị hôi miệng bằng muối: Pha loãng 1/2 thìa cà phê muối với 240ml nước ấm. Súc miệng bằng nước muối trong khoảng 30 giây. Sau đó làm sạch miệng bằng nước sạch. 

Súc miệng bằng nước muối
Súc miệng bằng nước muối (Nguồn: Internet) 

Dùng chanh

Chanh là một loại quả có nhiều công dụng trong việc chăm sóc răng miệng, trong đó có khả năng khắc phục tình trạng xỉa răng có mùi hôi. Chanh chứa nhiều axit ascorbic, vitamin C, chất chống oxy hóa,… có tác dụng diệt vi khuẩn gây hại trong khoang miệng, tẩy sạch mảng bám trên răng, giúp giảm mùi hôi khó chịu

Cách trị hôi miệng bằng chanh: Bạn có thể trộn một lượng nước cốt chanh vừa đủ với kem đánh răng để tạo thành hỗn hợp sệt. Đánh răng với hỗn hợp này như bình thường. Nước cốt chanh sẽ giúp kem đánh răng phát huy tác dụng diệt khuẩn tốt hơn.

Dùng chanh để chữa hôi miệng
Dùng chanh để chữa hôi miệng (Nguồn: Internet) 

Dùng gừng

Gừng chứa các chất chống oxy hóa như gingerol, shogaol và zingerone, có thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do gây hại. Ngoài ra, nó chứa các chất dinh dưỡng khác như kali, canxi, sắt và vitamin B6. Chúng có tác dụng cải thiện hệ tiêu hóa, hạn chế hôi miệng do trào ngược dạ dày

Cách thực hiện: Chỉ cần đun sôi 200ml nước, sau đó cho 1-2 lát gừng tươi vào. Đun thêm khoảng 5 phút, rồi tắt bếp. Bạn có thể uống trà gừng nóng hoặc lạnh đều được, thêm một chút mật ong để tăng hương vị. 

Dùng gừng để chữa hôi miệng
Dùng gừng để chữa hôi miệng (Nguồn: Internet) 

Dùng giấm táo

Một nguyên liệu tự nhiên được sử dụng nhiều để khử mùi hôi khó chịu trong miệng là giấm táo. Nó chứa nhiều axit axetic, có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và ức chế sự phát triển của chúng. Từ đó, giảm mùi hôi khi xỉa răng, cho hơi thở thơm mát hơn

Cách thực hiện: Pha loãng 2 muỗng giấm táo với 1 cốc nước lọc. Súc miệng với hỗn hợp giấm táo trong khoảng 30 giây. Sau đó, sử dụng nước lọc để làm sạch lại khoang miệng. 

Lưu ý: Bạn nên thực hiện phương pháp này 2-3 lần/ngày để đạt hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, không nên súc miệng với giấm táo quá lâu hoặc quá thường xuyên, vì axit trong nó có thể làm mòn men răng. 

Dùng giấm táo để chữa hôi miệng
Dùng giấm táo để chữa hôi miệng (Nguồn: Internet) 

Sử dụng cam thảo

Cam thảo đã được sử dụng trong y học cổ truyền từ hàng ngàn năm nay. Theo Đông y, cam thảo có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận phế, chỉ khái, an thần. Cam thảo có thể giúp loại bỏ các vi khuẩn gây mùi hôi miệng, đồng thời giúp giảm viêm, sưng ở nướu răng.

Cách thực hiện: Đun sôi một ít nước, cho thêm một miếng cam thảo vào đun thêm khoảng 5 phút. Sau đó, lọc lấy nước trà để uống hàng ngày. 

Sử dụng cam thảo
Sử dụng cam thảo (Nguồn: Internet) 

Xử lý dứt điểm hôi miệng với nước súc miệng Thái Dương

Xỉa răng có mùi hôi là một vấn đề phổ biến, gây mất tự tin trong giao tiếp. Để khắc phục tình trạng này, nhiều người đã tìm đến nước súc miệng. Tuy nhiên, không phải loại nước súc miệng nào cũng mang lại hiệu quả như mong muốn. Bạn nên loại nước súc miệng diệt khuẩn phù hợp với tình trạng răng miệng, đến từ thương hiệu uy tín, thành phần lành tính, không gây kích ứng.

Nước súc miệng Thái Dương
Nước súc miệng Thái Dương (Nguồn: Saothaiduong) 

Trong đó, nước súc miệng Thái Dương là một trong những sản phẩm được nhiều người tin dùng. Sản phẩm được chiết xuất từ các thành phần tự nhiên như tinh dầu long não, tinh dầu quế, tinh dầu bạc hà,… giúp loại bỏ mùi khó chịu, cho hơi thở thơm mát suốt ngày dài.  

Ngoài ra, Thái Dương còn được bổ sung thêm Nano bạc – một chất kháng khuẩn hiệu quả. Nano bạc giúp sát trùng khoang miệng, tiêu diệt vi khuẩn, hạn chế mùi hôi vượt trội hơn các sản phẩm khác. 

Thái Dương là phù hợp với mọi đối tượng, kể cả phụ nữ mang thai và trẻ em. Sản phẩm đã được chứng nhận an toàn bởi Bộ Y tế, đảm bảo an toàn cho sức khỏe người sử dụng. 

Hiện nay, nước súc miệng Thái Dương được bày bán rộng rãi tại các siêu thị, cửa hàng thuốc trên toàn quốc. Bạn có thể mua trực tiếp hoặc online qua website, sàn thương mại điện tử lớn như Tiki, Shopee, Lazada. Với mức giá là 30.000 đồng cho chai 500ml

Xem thêm:

Trên đây là những chia sẻ của Sao Thái Dương về tình trạng xỉa răng có mùi hôi. Hy vọng qua bài viết bạn đã tìm được nguyên nhân và biện pháp khắc phục hiện tượng này. Từ đó, có một hàm răng trắng, hơi thở thanh mát cùng nụ cười tự tin. 

5/5 - (1 bình chọn)

    Để lại câu hỏi về sản phẩm

    Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì hãy để lại câu hỏi của bạn. Chúng tôi sẽ giải đáp ngay!



    Bài viết mới nhất
    Để lại câu hỏi về bài viết

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    1800 1799